Blog


Mở một tài khoản giao dịch ngoại hối


1. Đăng kí xác minh số điện thoại, email

Kích Vào Đăng Kí


2. Đăng kí Tài Khoản giao dịch MT4


3. Xác minh giấy tờ

Hướng dẫn cụ thể

http://exnesspro.net/huong-dan-bat-dau-mo-tai-khoan-de-co-the-giao-dich/

Sau khi mở xong tài khoản bạn có thể giao dịch Forex qua MT4 ( Metatrader 4)

Làm sao để đặt lệnh mua hay bán?


Thuật ngữ “order”dùng để chỉ việc bạn nhập lệnh vào thị trường hay thoát ra khỏi thị trường. Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về các cách vào, ra thị trường.
Các loại lệnh cơ bản :

Một số loại lệnh cơ bản mà tất cả các sàn giao dịch đều cung cấp, gồm loại lệnh sau :

1.  Lệnh vào/ra thị trường ngay lập tức (Instant Execution)

  • Lệnh vào thị trường ngay :

Đây là lệnh mua hay bán ngay giá hiện tại của thị trường. Ví dụ , EUR/USD có giá hiện tại là 1.2140. Nếu bạn muốn mua tại chính xác giá này, bạn có thể click BUY và lệnh yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện ngay lập tức. Bạn ưng giá nào ? click và vào lệnh ngay tại giá đó.

Cách vào lệnh trên sàn Meta trader 4 :

Chọn New Order hoặc double click vào tên cặp tiền trong bảng Market Watch hoặc nhấn F9 => bảng ORDER hiện ra

Trong “Symbol” : Chọn cặp tiền muốn giao dịch

Trong “Volume” chọn khối lượng muốn giao dịch

Trong “Stop Loss” và “Take Profit” : chọn mức giá lấy lợi nhuận và chặn lỗ, có thể không chọn mục này (Xem giải thích về Stop Loss và take Profit trong phần sau).

Trong “Type” chọn Instant Execution

Nếu muốn vào ngay lệnh Bán => bấm vào nút SELL màu đỏ

Nếu muốn vào ngay lệnh MUA => bấm vào nút BUY màu xanh

  • Lệnh thanh khoản ngay :

Đây là lệnh để thanh khoản giao dịch ngay giá hiện tại. Ví dụ , bạn đang giao dịch EUR/USD và giá hiện tại trên thị trường là 1.2150. Nếu muốn thanh khoản thoát khỏi thị trường ngay tại mức giá này, bạn click CLOSE và giao dịch sẽ được thanh khoản ngay lập tức.

Cách thanh khoản giao dịch hiện tại trên sàn Meta Trader 4 :

Trong bảng Terminal đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện . Double click vào thông số trong của giao dịch trong cột Price hoặc cột Profit

Trong bảng thông tin hiện ra : bấm vào nút CLOSE màu vàng

2.  Các lệnh chờ vào thị trường : Pending order :

Đây là lệnh đặt sẵn để vào thị trường tại một mức giá xác định chưa có trong hiện tại , và bạn mong muốn sẽ xảy ra trong tương lai. Sử dụng Pending Order để đặt sẵn mức giá mong muốn sẽ vào lệnh (không phải giá hiện tại) . Khi nào thị trường chạm đến mức giá đặt sẵn, lệnh giao dịch sẽ tự động được khớp lệnh.

  • Giá xuống:

– Buy limit: Đặt lệnh mua khi giá xuống đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ tăng lại . Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán giá sẽ xuống đến 1.3920 rồi tăng lên lại, bạn sẽ đặt lệnh Buy Limit tại giá 1.3920

– Sell stop: Đặt lệnh bán khi giá xuống đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ tiếp tục xuống mạnh. Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán nếu giá xuống đến 1.3920 thì sẽ tiếp tục xuống mạnh sau đó, bạn sẽ đặt lệnh Sell Stop tại giá 1.3920

  • Giá lên:

– Sell limit: Đặt lệnh bán khi giá lên đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ xuống lại. Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán giá có thể lên đến 1.3970 rồi quay đầu đi xuống, bạn sẽ đặt lệnh Sell limit tại giá 1.3970

– Buy stop: Đặt lệnh mua khi giá lên đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh. Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán nếu giá có thể lên đến 1.3970 thì sẽ tiếp tục lên mạnh sau đó, bạn sẽ đặt lệnh Buy stop tại giá 1.3970.

Cách đặt lệnh chờ / pending order trên sàn Meta Trader 4 :

Chọn New Order hoặc double click vào tên cặp tiền trong bảng Market Watch hoặc nhấn F9 => bảng ORDER hiện ra

Trong “Symbol” : Chọn cặp tiền muốn giao dịch

Trong “Volume” chọn khối lượng muốn giao dịch

Trong “Stop Loss” và “Take Profit” : chọn mức giá lấy lợi nhuận và chặn lỗ, có thể không chọn mục này (Xem giải thích về Stop Loss và take Profit torng phần sau).

Trong mục “Type” đầu tiên : chọn PENDING ORDER

Trong mục “Type” thứ 2 : chọn loại lệnh ( buy limit , sell limit, buy stop, sell stop …)

Trong “at price” : chọn giá muốn khớp lệnh vào thị trường

Trong “Expiry” : chọn thời gian hủy lệnh, nếu không chọn mục này, lệnh sẽ chờ đến khi nào giá khớp lệnh.

Sau đó nhấn PLACE để đặt lệnh


3.  Lệnh điểu chỉnh 1 lệnh đã có sẵn (Modify Order)

Lệnh điều chỉnh được áp dụng cho 1 lệnh đang giao dịch trên thị trường, dùng để thoát khỏi thị trường tại một mức giá xác định chưa có trong hiện tại .

Lệnh lấy lợi nhuận / Take profit

Đây là lệnh đặt sẵn để khi giao dịch có lời, giao dịch sẽ tự động thanh khoản, chốt lời tại một mức giá định sẵn mà bạn mong muốn sẽ xảy ra trong tương lai.

Ví dụ : EUR/USD đang được giao dịch BUY ở giá hiện tại là 1.2050. Bạn muốn thanh khoản lấy lời khi giá chạm mức 1.2070. Bạn có thể ngồi trước màn hình vi tính, theo dõi và chờ đợi đến khi giá chạm mức này để bấm lệnh, nhưng có 1 cách khác, bạn có thể đặt lệnh lấy lợi nhuận ( take profit) tự động tại mức giá 1.2070.

Sau khi đặt lệnh, bạn có thể thoải mái đi shopping hoặc ra hồ bơi thư giãn. Nếu giá lên đến 1.2070, sàn giao dịch sẽ tự động nhập lệnh tại giá này.

Cách đặt lệnh Take Profit trên sàn Meta Trader 4 :

Trong bảng Terminal đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện. Double click vào thông số trong của giao dịch trong cột T/P

Trong bảng thông tin hiện ra :

Trong “Type”: hiển thị sẵn “Modify Order”

Trong “Take Profit” : nhập giá muốn lấy lợi nhuận

Khi nút Modify bên dưới hiện lên, bấm vào đó để nhập lệnh.


Lệnh chặn lỗ / Stop Loss

Lệnh chặn lỗ cũng là lệnh đặt trước để thoát ra tại một mức giá xác định nếu giá đi ngược dự đoán, tránh việc lỗ nặng quá mức chịu đựng của bạn. Lệnh chặn lỗ sẽ có hiệu lực cho đến khi giá chạm lệnh hoặc đến khi bạn hủy bỏ lệnh.

Ví dụ : bạn đang giao dịch BUY EUR/USD tại giá 1.2230. Để giới hạn số tiền có thể bị lỗ, bạn đặt lệnh chặn lỗ tại giá 1.2200. Điều này có nghĩa là nếu thị trường đi ngược hướng mong muốn của bạn và tỉ giá EUR/USD rơi xuống còn 1.2200. Sàn giao dịch sẽ tự động thanh khoản ngay tại mức giá này, và bạn bị lỗ 30 pips. Lệnh chặn lỗ sẽ rất hữu ích nếu bạn không muốn ngồi trước màn hình vi tính suốt ngày với nỗi lo sợ về số tiền bị lỗ.

Rất đơn giản, bạn đặt sẵn 1 lệnh chặn lỗ cho giao dịch của mình và có thể yên tâm đến câu lac bộ dancing hoặc nhâm nhi ly café và tán gẫu bên bạn bè.

Cách đặt lệnh Stop Loss trên sàn Meta Trader 4 :

Trong bảng Terminal đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện . Double click vào thông số trong của giao dịch trong cột S/L

Trong bảng thông tin hiện ra :

Trong “Type”: hiển thị sẵn “Modify Order”

Trong “Stop Loss” : nhập giá muốn chặn lỗ

Khi nút Modify bên dưới hiện lên, bấm vào đó để nhập lệnh.

Lúc này bạn đã hiểu rõ về các loại lệnh có thể đặt trên sàn giao dịch ? Bây giờ bạn hãy bỏ chút thời gian luyện tập ra vào lệnh để thử nghiệm và thuần thục với các lệnh này, nhưng nhớ là với tài khoản ảo (demo) nhé. Khi nào cảm thấy thật sự nhuần nhuyễn, hãy áp dụng trên tài khoản thật .

4. Lệnh dời điểm cắt lỗ (Trailing stop)

Một traling stop là một dạng lệnh cắt lỗ được gắn vào một giao dịch và thay đổi theo biến động của tỷ giá.

Ta hãy xem ví dụ sau. Bạn quyết định bán USD/JPY tại 90.80, với một trailing stop của 20 pips. Điều này có nghĩa. Nếu giá đi xuống và chạm mức 90.50, trailin stop sẽ di chuyển stop loss của xuống đến 90.70.

Lưu ý rằng, điểm cắt lỗ của bạn sẽ có thể đứng yên nếu tỷ giá đi ngược lại với lệnh giao dịch của bạn. Quay trở lại ví dụ trên, với một trailing stop của 20 pips, Nếu USD/JPY chạm 90.50, stop loss di chuyển đến 90.70. Tuy nhiên nếu giá bất ngờ tăng lên đến 90.60, stop loss của bạn vẫn đứng tại vị trí 90.70.

Giao dịch của bạn sẽ vẫn mở nếu tỷ giá USD/JPY không ngược lại hướng với bạn 20 pips. Khi giá chạm trailing stop, điểm stop loss sẽ được kích hoạt và đóng lệnh giao dịch.

Kinh doanh trong thị trường Forex


Trong thị trường ngoại hối, công việc của bạn là mua bán ngoại tệ. Công việc được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với giao dịch chứng khóan; và nếu bạn có kinh nghiệm về chứng khoán thì bạn càng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị trường này.

Mục tiêu của việc giao dịch ngoại hối là trao đổi 1 loại tiền tệ này với 1 loại tiền tệ khác với mong muốn tỉ giá giữa cặp tiền này sẽ thay đổi và giá trị đồng tiền bạn bán ra sẽ có giá hơn so với lúc mua vào.
Một ví dụ cụ thể: Bạn mua EUR và mong đợi lợi nhuận

kinhdoanheurusd

Tỉ giá ngoại hối là tỉ giá giữa một đồng tiền khi so sánh với đồng tiền khác. Một ví dụ, tỉ giá USD/CHF cho thấy bao nhiêu USD mới mua được 1 Franc Thụy Sĩ, hoặc ngược lại.

Trong Forex, tiền tệ luôn đứng dưới dạng 1 cặp. Lý do là trong mỗi giao dịch bạn phải bán một loại tiền và mua một loại tiền khác ngay lập tức. Đây là một ví dụ giữa đồng Bảng Anh và USD:

GBP/USD = 1.7500

Với tỉ giá trên, bạn phải trả 1.75 USD để mua 1 đồng bảng Anh.

.Long/Short

Trước hết bạn phải xác định bạn muốn mua hay bán.

Nếu bạn muốn mua 1 loại tiền tệ ( thường sẽ là mua 1 đồng tiền chính và bán một đồng tiền kèm theo), bạn sẽ mong muốn giá trị đồng tiền mình mua sẽ tăng và sau đó bạn bán lấy khoảng chênh lệch. Hay trong thuật ngữ giao dịch sẽ là “vị trí mua” hay “long position”. Trong thuật ngữ Forex: “long = buy”

Nếu bạn muốn bán ( nghĩa là bạn bán đồng tiền chính và mua đồng tiền kèm theo), bạn mong muốn đồng tiền bạn bán sẽ mất giá và sau đó bạn mua lại chính đồng đó để ăn mức chênh lệch. Nó còn gọi là vị trí bán hay “short position”. Trong thuật ngữ Forex “short = sell”

Bid/Ask

Tất cả các cặp tiền tệ đều có tỉ giá 2 chiều, giá bid = giá mua và giá ask = giá bán. Giá bid luôn thấp hơn giá Ask. Giá bid là tỉ giá mà thị trường muốn mua đồng tiền chính trong cặp tiền. Đây là tỉ giá mà bạn muốn bán cho thị trường.

Giá ask là giá mà thị trường muốn bán đồng tiền chính trong cặp tiền tệ. Đây là tỉ giá mà bạn mua từ thị trường.

Sự chênh lệch giữa giá bid và giá ask được gọi là spread

Tôi không đủ tiền để mua $10.000 EUR. Tôi có thể giao dịch được không?

Bạn có thể chứ! Với số tiền kí quĩ ban đầu bạn có thể giao dịch nhờ vào việc mượn tiền của ngân hàng. Nhờ đó bạn có thể mở 1 tài khoản 10.000$ hay 100.000$ chỉ với kí quĩ 100$ hay 1.000$.

Số tiền kí quĩ sẽ tương ứng với số lot có thể giao dịch. Bây giờ, bạn chỉ cần tập trung vào thuật ngữ “lot” là số tiền nhỏ nhất mà bạn có thể mua. Khi vào siêu thị mua trứng bạn không thể mua 1 quả mà phải mua 1 tá 12 trứng hay còn gọi là 1 “lot” trứng. Trong Forex, thật không tưởng khi mua bán tiền tệ với chỉ 1 hay 2 USD, bạn phải giao dịch thông thường với 1 lot khoảng 10.000$ đến 100.000$ tùy vào loại tài khoản bạn chọn.

Ví dụ:

Bạn tn rằng GBP có dấu hiệu tăng trên thị trường so với USD. Bạn đặt lệnh mua 1 lot (100.000$) với 1% tiền ký quĩ là 1.000$ và ngồi chờ tỉ giá tăng vọt. Điều này nghĩa là bạn có thể kiểm soát 1 lượng tiền tệ 100.000$ hay giá trị bảng Anh tương đương chỉ với 1.000$ kí quĩ. Dự đoán của bạn chính xác và bạn quyết định đóng lênh tại giá 1,05050. Bạn thu về được lợi nhuận 50 pip, tương đương 500$ ( 1 pip là 1 điểm nhỏ nhất của tiền). Và với vốn đầu tư 1000$, bạn đã tạo ra được tỉ lệ lợi nhuận 50%. Lợi nhuận của bạn là 500$ trên số vốn 1000$ đầu tư, đáng nể phải không?

your-action

Khi bạn quyết định đóng lệnh, khoản kí quĩ bạn đã đặt sẽ trở về tài khoản của bạn và kèm với lợi nhuận đạt được hoặc trừ đi khoản lỗ bạn mất. Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ tính vào tài khoản của bạn.

Lãi suất

Lãi suất trong Forex không giống như trong các thị trường khác. Người giao dịch sẽ trả hoặc nhận lãi suất hàng ngày nếu giao dịch qua thời điểm 5pm EST. Nếu bạn không muốn được / mất phí lãi suất cho giao dịch của bạn, bạn chỉ cần đóng lệnh giao dịch trước 5pm giờ EST, đây là thời điểm cuối ngày.

Mỗi khi giao dịch tiền tệ, bạn sẽ vay một loại tiền để mua một loại tiền khác, vì vậy lãi suất vay là bắt buộc. Lãi suất bạn sẽ phải trả cho việc vay mượn tiền để giao dịch, và bạn cũng sẽ thu về được một khoản lãi suất từ phía loại tiền bạn mua. Nếu loại tiền được mua trong giao dịch có lãi suất cao hơn loại tiền bạn vay, bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận – và giao dịch sẽ có lợi cho bạn nếu bạn để qua ngày.

Tìm hiểu về Pip và Lot


Bài học hôm nay của chúng ta sẽ có liên quan chút ít đến tính toán. Bạn đã được nghe qua về khái niệm “pips” và “lots” ? Bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn cũng như cho bạn thấy “pips” và “lots” được tính toán như thế nào.

Hãy dành thời gian cho những điều cơ bản này trước. Bạn đừng vội giao dịch nếu như chưa cảm thấy thông suốt về những khái niệm này cũng như bạn cần hiểu rõ về cách tính lời (profit) và lỗ (loss)

PIP là gì ?

forex-pipPip được hiểu là 1 bước giá nhỏ nhất. Nếu tỉ giá EUR/USD từ 1.2250 lên 1.2251, đó là giá đã lên 1 PIP. Bạn sẽ tính toán lời và lỗ dựa trên số pip.

Với mỗi cặp tiền khác nhau, giá trị 1 pip có thể khác nhau. Với mỗi cặp tiền mà USD đứng trước, cách tính như sau :

Đối với cặp USD/JPY, 1 pip bằng 0.01

USD/JPY:

119.90
.01 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.01 / 119.90 = 0.0000834

Con số có vẻ rất dài, đừng lo ngại, chúng ta sẽ nói về lot size sau, và bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn..

USD/CHF:

1.5250
.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.0001 / 1.5250 = 0.0000655

USD/CAD:

1.4890
.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.0001 / 1.4890 = 0.00006715

Trong trường hợp USD đứng sau trong 1 cặp tiền, chúng ta sẽ phải tính thêm 1 bước

EUR/USD:

1.2200

.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.0001 / 1.2200 = EUR 0.00008196

nhưng chúng ta cần đổi lại ra USD, vì thế chúng ta thêm 1 bước tính :

EUR x tỉ giá (EUR?USD)

0.00008196 x 1.2200 = 0.00009999

Được làm tròn lên thành 0.0001

GBP/USD:

1.7975

.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.0001 / 1.7975 = GBP 0.0000556

Chúng ta đổi ra USD :

GBP x tỉ giá (GBP/USD)

0.0000556 x 1.7975 = 0.0000998

Được làm tròn lên thành 0.0001

Khi nhìn lại quy trình tính toán trên, bạn tự đặt câu hỏi : tôi phải làm tất cả các bước tính toán này sao ?. Câu trả lời là KHÔNG. Hầu hết các sàn giao dịch sẽ làm việc này cho bạn. Bạn chỉ cần hiểu họ đã làm việc đó như thế nào mà thôi.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Lot size

LOT là gì ?

Giao dịch Forex được thực hiện theo đơn vị LOT. 1 lot chuẩn có giá trị = 100 000 USD. Một lot mini có giá trị 10 000 USD. Như bạn đã biết, mỗi thay đổi nhỏ nhất của tỉ giá được đo bằng đơn vị pip, và để giao dịch tạo ra những khoản lời/lỗ đáng kể, chúng ta cần giao dịch với một khối lượng tiền lớn.

Giả sử bạn giao dịch 1 lot có giá trị 100 000 USD. Chúng ta thử tính vài ví dụ xem khi giao dịch khối lượng 1 lot, thì 1 pip có giá trị thế nào

USD/JPY có tỉ giá 119.90

(.01 / 119.90) x $100,000 = $8.34 mỗi pip

USD/CHF có tỉ giá 1.4555
(.0001 / 1.4555) x $100,000 = $6.87 mỗi pip

Trong trường hợp USD đứng sau trong cặp tiền tệ, công thức có khác đi đôi chút.

EUR/USD có tỉ giá 1.1930
(.0001 / 1.1930) X EUR 100,000 = EUR 8.38 x 1.1930 = $9.99734 làm tròn lên 10 usd / pip

GBP/USD có tỉ giá 1.8040
(.0001 / 1.8040) x GBP 100,000 = 5.54 x 1.8040 = 9.99416 làm tròn lên 10 usd/ pip

Mỗi sàn giao dịch có thể có những quy ước riêng cho việc tính giá trị 1 pip, bạn có thể liên hệ với sàn mình đang giao dịch để biết chính xác giá trị này.

Tính lời và lỗ như thế nào ?

Như vậy bạn đã biết giá trị của pip được tính thế nào, bây giờ bạn sẽ học cách tính lời và lỗ.

Chúng ta mua USD và bán Francs Thụy Sỹ ( BUY USD/CHF)

Tỉ giá đang là 1.4525/1.4530. Vì bạn mua nên sẽ mua tại mức giá 1.4530.

Bạn mua 1 lot 100 000 USD giá 1.4530

Vài giờ sau, tỉ giá lên đến 1.4550 , bạn đã có lời và bạn quyết định thanh khoản giao dịch này.

Tỉ giá mới của USD/CHF là 1.4550/1.4555. Vì ngay từ đầu bạn đã vào lệnh mua, nên bây giờ khi bạn thanh khoản lệnh này, sẽ tương đương như bạn bán ra , vì thế giá bán khớp lệnh là 1.4550

Tỉ giá 1.4530 và 1.4550 chênh lệnh 0.0020 hay còn gọi là chênh lệch 20 pips

Sử dụng công thức mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, bây giờ chúng ta có

(.0001/1.4550) x $100,000 = $6.87 per pip x 20 pips = $137.40

Hãy luôn nhớ khi bạn giao dịch vào và ra thị trường, bạn phải chịu thiệt thòi về chênh lệch giá mua/ bán. Khi bạn mua , bạn sử dụng giá ask, khi bạn sell, bạn sử dụng giá bid.

Như vậy khi bạn vào thị trường bằng lệnh Mua, bạn sẽ chịu thiệt spread ngay khi vào thị trường ( giá trên biểu đồ + spread), nhưng đến khi ra thoát khỏi thị trường, bạn sẽ không phải trả spread nữa ( ra đúng giá trên biểu đồ). Ngược lại, khi bạn vào thị trường bằng lệnh Bán, bạn sẽ không chịu thiệt spread lúc vào lệnh ( vào đúng giá spread trên chart), nhưng khi thoát khỏi thị trường, bạn sẽ chịu thiệt spread (giá trên biểu đồ + spread).

Tỉ lệ đòn bẩy là gì ? ( Leverage)

Chắc bạn đang thắc mắc , với một nhà đầu tư nhỏ như bạn, bạn đào đâu ra số tiền 100 000 USD để giao dịch 1 lot. Hãy tưởng tượng sàn giao dịch của bạn lá 1 ngân hàng. Họ cho bạn vay 100 000 USD để mua tiền tệ và chỉ yêu cầu bạn đưa họ 1000 USD tiền đặt cọc. Quá tuyệt đến mức khó tin đúng không ? Đó là sự thật vì Forex cho bạn sử dụng tỉ lệ đòn bẩy.

leverage

Lựa chọn sử dụng tỉ lệ đòn bẩy bao nhiêu phụ thuộc vào việc sàn giao dịch cho phép tỉ lệ nào cũng như bạn cảm thấy tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp với bạn nhất.

Thông thường các sàn giao dịch yêu cầu bạn một số vốn tối thiểu để bắt đầu giao dịch. Họ cũng sẽ quyết định số tiền bạn cần đảm bảo trong tài khoản là bao nhiêu để có thể giao dịch 1 lot.

Ví dụ, với mỗi 1000 USD trong tài khoản, bạn được phép giao dịch 1 lot có giá trị 100 000 USD. Như vậy nếu bạn có 5000 USD trong tài khoản, bạn được cho phép giao dịch đến 500 000 USD ( 5 lots).

Số tiền ký quỹ cho mỗi lot sẽ khác nhau tùy theo quy định của từng sàn. Trong ví dụ trên, sàn giao dịch yêu cầu ký quỹ 1% (1:100). Điều đó có nghĩa là cho mỗi giao dịch trị giá 100 000 USD, bạn cần có trong tài khoản 1000 USD để đặt cọc.

Margin Call là gì ?

Trong trường hợp tiền trong tài khỏan của bạn xuống dưới mức yêu cầu đặt cọc, sàn giao dịch sẽ tự động đóng 1 vài hoặc tất cả các lệnh bạn đang giao dịch. Điều này tránh việc tài khoản của bạn còn số âm nếu thị trường giao động ngược chiều với dự đoán của bạn quá xa.

Ví dụ 1 :

Bạn mở 1 tài khoản giao dịch chuẩn ( không phải tài khoản giao dịch lot mini) với số tiền 2500 USD ( thực ra đây là số tiền khá rủi ro cho việc giao dịch lot chuẩn). Bạn giao dịch 1 lệnh EUR/USD với số tiền ký quỹ đặt cọc 1000 USD. Khi bạn chưa vào thị trường, bạn có 2500 USD trong tài khoản, khi bắt đầu giao dịch 1 lot, tiền bạn đã đặt cọc cho 1 lot giao dịch đó là 1000 USD (used margin), như vậy tiền còn có thể đặc cọc tiếp cho các giao dịch tiếp theo là 1500 USD ( usable margin)

Khi giao dịch của bạn bị lỗ xuống hết 1500 USD, bạn sẽ bị margin call ( báo thiếu tiền ký quỹ).

Nhớ chắc chắn rằng bạn đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa used margin và usable margin.

Nếu giá trị tài khoản của bạn (equity) rơi xuống gần hết usable margin vì giao dịch đang bị thua lỗ, bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản để tránh việc giao dịch của bạn sẽ tự động bị thanh khoản.

Vì vậy, khi bạn quyết định giao dịch gần ranh giới margin bắt buộc, bạn cần biết rõ chính sách của sàn giao dịch về số tiền cần ký quỹ.

Việc chọn mức ký quỹ bao nhiêu là một đề tài được tranh luận nhiều, cũng như có những ý kiến cho rằng sử dụng tỉ lệ đòn bẩy càng cao thì càng nguy hiểm. Tất cả phụ thuộc vào cá nhân nhà giao dịch.. Điều quan trọng bạn phải nhớ là cần hiểu về chính sách margin của sàn giao dịch trước khi bắt đầu cũng như hãy giao dịch với một tỉ lệ đòn bẩy mà bạn cảm thấy có thể chấp nhận được rủi ro của nó.

Tỉ lệ đòn bẩy thường được viết dưới dạng tỉ lệ : ví dụ 1:100, 1:200, 1:500. Cũng có một số sàn viết theo cách khác : 200:1 hoặc 100:1.


Những thuật ngữ thường dùng

Thuật ngữNghĩa
AUDĐô la Úc
CADĐô la Canada
EUREuro
JPYYên Nhật
GBPBảng Anh
CHFFranc Thụy Sĩ
AccrualLợi nhuận sau khi giao dịch kết thúc
ArbitrageNghiệp vụ kinh doanh tiền tệ dựa vào sự biến động tỉ giá giữa 1 cặp tiền tệ
At bestChỉ dẫn cho mức giá tốt nhất
At riskĐang có rủi ro và cho thấy nguy cơ thua lỗ
Authorized DealerTổ chức tài chính / ngân hàng đứng ra kinh doanh ngoại hối
AverageChỉ số trung bình
BearNgười kỳ vọng thị trường xuống
Bear MarketThị trường xuống
BullNgười kỳ vọng thị trường lên
Bull MarketThị trường lên
Bid / AskGiá mua / Giá bán
BOJ (Bank of Japan)Ngân hàng quốc gia Nhật
Black FridayNgày thứ sáu đen tối -> thị trường tài chính rớt giá thảm hại ( những đợt khủng hoảng tiền tệ)
Bretton Woods Accord of 1944Thỏa ước về trao đổi tiền tệ năm 1944
BrokerNgười môi giới
BulgeGiá tăng nhanh nhưng chỉ nhất thời
BundesbankNgân hàng trung ương Đức
CableCặp GBP/USD
Call RateTỉ giá lãi xuất qua đêm
Candlestick ChartBiểu đồ thể hiện tỉ giá trong ngày
Cash DeliveryGiao dịch trong ngày
Cash MarketThị trường tiền mặt
Cash ReserveDự trữ tiền mặt
ChartistChuyên gia phân tích chỉ số và biểu đồ
CommissionKhoản phí trả cho môi giới sau mỗi giao dịch
Commodity Price Index (CPI)Chỉ số giá hàng hóa
Conversion currencyTiền có thể tự do chuyển đổi mà không có sự can thiệp đặc biệt của ngân hàng trung ương
Correspondent BankNgân hàng được ủy thác
Cross RateTỉ giá chéo
Currency Pair1 cặp tiền tệ tạo nên tỉ lệ hoán đổi ngoại tệ. VD : EUR/USD
Base CurrencyLoại tiền đứng đầu trong cặp tiền tệ. VD: EUR trong cặp EUR/USD
Counter CurrencyLoại tiền đứng sau trong cặp tiền tệ. VD: USD trong cặp EUR/USD
Cross Currency PairsCặp tiền tệ không bao gồm đồng USD. Vd: GDB/CHF
Currency RiskRủi ro
Currency OptionHợp đồng với tỉ giá cụ thể
Currency SwaptionSự lựa chọn tham gia TT ngoại tệ
Currency WarrantGiao dịch Long time trên 1 năm
Daily CutoffThời điểm giao dịch cuối ngày
DeficitThâm hụt
DEF Day TradingGiao dịch trong ngày
DepreciationSự giảm giá
Dollar RateTỉ giá đồng USD
Earning The PointsĐiểm thu được lợi nhuận
Economic IndicatorNhững chỉ số kinh tế tác động đến tỉ giá hối đoái : tỉ lệ thất nghiệp, GDP, lạm phát…
EMSHệ thống tiền tệ Châu Âu
End Of Day Order – EODLênh đặt mua / bán với giá cố định có hiệu lực cho đến cuối ngày ( 5pm ET )
European Central Bank (ECB)Ngân hàng dự trữ Châu Âu
European Monetary System (EMS)Hệ thống tiền tệ Châu Âu
European Monetary UnitĐồng Euro
European Joint FloatSự thả nổi tiền tệ của Châu Âu ( Smithsonian 1978)
Exchange Rate RiskNguy cơ thua lỗ
Federal Reserve (Fed)Cục dự trữ liên bang Mỹ
Fed Fund RateLãi suất của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ
Fisher EffectHiệu ứng Fisher – quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá trao đổi
Fixed Exchange RateTỉ giá cố định ( thiết lập năm 1944 và tồn tại đến 1970 khi tỉ giá thả nổi được chấp nhận
Flat / SquareKhông giao dịch
Floating Rate InterestLãi suất thả nổi
Foreign Exchange (or Forex or FX)Thị trường hoán đổi ngoại tệ ( Thị trường ngoại hối )
ForwardGiao dịch trong tương lai
Fundamental AnalysisPhân tích biến động thị trường theo kinh tế và theo tin
Futures MarketThị trường hợp đồng futures
Technical AnalysisPhân tích biến động thị trường theo kỹ thuật
G77 nước công nghiệp dẫn đầu thế giới ( Theo thứ tự) : Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Canada, Ý
GMTGiờ quốc tế được tính theo giờ London làm mốc
Gross Domestic Product (GDP)Tổng sản phẩm nội địa
Gross National Product (GNP)Tổng sản phẩm quốc gia
HedgingLệnh bảo toàn rủi ro – chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư
High/LowGiá cao nhất và thấp nhất trong ngày ( tính đến thời điểm hiện tại )
Hit the bitGiá được chấp nhận để mua bán theo thị trường
Holding the marketDuy trì thị trường ( nghiệp vụ của các ngân hàng)
House CallLệnh gọi vốn của công ty môi giới
International Monetary Fund (IMF)Quĩ tiền tệ quốc tế ( ra đời năm 1946)
InflationLạm phát – Khi giá cả tăng vọt
Initial MarginSố tiền ký quỹ ban đầu cần phải có trong tài khoản
Interbank RatesLãi suất của ngân hàng Trung ương thế giới
InterventionSự can thiệp của ngân hàng trung ương
LiabilityTrách nhiệm khi giao dịch trong thị trường ngoại hối
Limit OrderLệnh giới hạn
LiquidationSự thanh khoản
Long Position = BuyVị trí mua
Short Position = SellVị trí bán
LotGiá trị 1 hợp đồng giao dịch.
MarginTiền ký quĩ
Margin CallCảnh báo nguy cơ giảm tiền ký quỹ
Maintenance MarginSố vốn tối thiểu trong tài khoản để thực hiện giao dịch
MaturityNgày thanh khoản
One cancels the other (OCO) OrderLệnh tự hủy khi có 1 lệnh đã được giao dịch
OffsetVị trí đóng, thanh khoản của 1 giao dịch trong tương lai
Overnight TradingGiao dịch qua đêm
Pip (or Points)Điểm – mức nhỏ nhất của 1 đơn vị tiền tệ
PeggedĐịnh giá ( giá di chuyển trong giới hạn cho phép )
Political RiskSự can thiệp của chính quyền khi có sự gian dối
Profit /Loss or “P/L” or Gain/LossKhoản lời / lỗ sau khi kết thúc giao dịch
RallyGiá tăng trở lại sau 1 thời gian giảm
RangePhạm vi của giá trần và giá sàn trong 1 giao dịch
ResistanceMức giá trần mong đợi
RevaluationSự nâng giá
Risk CapitalMức vốn chịu đựng thua lỗ
RolloverHoán đổi 2 loại đồng tiền bằng tỷ giá.
Secondary Exchange Market (SEM)Thị trường hối đoái thứ cấp ( có hệ thống tỉ giá hối đoái kép)
SettlementHoán đổi thực của 2 đồng tiền
Soft MarketThị trường yếu khi giá đột ngột giảm
SpotThị trường trao ngay
SpreadSự khác nhau giữa giá bán và giá mua
Stop Loss OrderLệnh giảm lỗ
Support LevelsMức giá sàn mong đợi
Technical Trader ( Chartist)Người sử dụng biểu đồ, số liệu thị trường biến động trong quá khứ để dự đoán tương lai
Trader = Dealer = MerchantCá nhân mua bán các loại chứng khoán – tiền tệ
TUV Technical AnalysisPhân tích kỹ thuật dựa vào thị trường
Treasury General Account (TGA)Tổng tài khoản ngân khố của ngân hàng trung ương Quốc giá
Two-Way PriceGiá 2 chiều
US Prime RateGiá thông báo của ngân hàng Mỹ
UndervaluationGiá dưới giá trị thực
Value DateNgày thanh toán
Variation MarginSố tiền cần thiết nạp vào tài khoản cho đủ Margin
Volatility (Vol)Mức biến động giá



Trả lời